Kinh doanh nhân bản hóa

Kinh doanh nhân bản hóa

Ai trong chúng ta cũng đều đã nghe những cụm từ như: "thế giới rất tàn nhẫn", "kinh doanh là một môi trường tàn nhẫn", "không có ý gì đâu, nhưng đây là kinh doanh". Nói một cách dễ hiểu là bất cứ điều gì biện minh cho các hoạt động kinh doanh phi đạo đức. Chuyện này đã trở thành thông lệ, và bạn phải chơi đúng luật nếu muốn thành công.
 
 Nhưng không cần thiết phải như vậy! Công việc kinh doanh được thực hiện bởi con người, và bộ mặt của nó sẽ phụ thuộc vào từng người cụ thể. Thế giới là do con người tạo ra.
 
 Nếu thế kỷ 20 là thế kỷ của sự đấu tranh và thành công bằng mọi giá; thì thế kỷ 21 là thời kỳ mà các khái niệm “hạnh phúc” và “thoải mái” không kém phần quý giá so với “thành công” và “tiền bạc”.
 
 Theo thời gian, mọi lĩnh vực đời sống của con người đều được nhân bản hóa, đó là quá trình phát triển tự nhiên của nền văn minh nhân loại. Và xu hướng nhân bản hóa các cấu trúc lớn, bao gồm cả cấu trúc kinh doanh, không phải mới chỉ xuất hiện từ hôm qua. Đã có đủ các thí nghiệm và hội nghị dành riêng cho cái gọi là "kinh doanh xã hội". Không phải mọi thử nghiệm đều thành công. Nhưng ý tưởng vẫn ở đó, giá trị nhân văn chung tiếp tục được lồng ghép vào các mô hình kinh tế khác nhau, dẫn đến việc thay đổi mối quan hệ thị trường.
 
 Giờ đây rất nhiều người nghỉ việc ở các công ty danh tiếng để trở thành người bán hoa, làm đồ trang sức hoặc làm bánh. Họ giải thích quyết định của mình như thế nào? Họ có hy vọng kiếm được nhiều hơn không? Không hề! Những người này nói rằng họ làm vậy vì không hài lòng với chính sách của công ty, và bây giờ họ đang rất hạnh phúc. Điều gì đang xảy ra trên thị trường lao động? Hóa ra tiền không phải là tất cả.
 
 Marina Sh. Đã làm việc cho một thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng trong vài năm. Và đột ngột rời khỏi công ty. Cô đã mở cửa hàng trực tuyến riêng. Nhân viên của Marina làm việc từ xa từ các thành phố khác nhau, mỗi người đều có giờ làm việc riêng và linh hoạt thuận tiện. Thu nhập của cô bây giờ ít hơn so với trước. Nhưng Marina nói rằng cô chưa bao giờ cảm thấy tự do như vậy. Và cô rất vui khi có thể tạo công ăn việc làm cho những người trước đây cũng không hài lòng với điều kiện làm việc của họ.
 
 Xã hội chúng ta tồn tại một nhu cầu về đạo đức! Chính sách kinh doanh của nhiều công ty ngày càng kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc đạo đức và nhân văn để gắn kết mọi người lại với nhau. Những công việc phù hợp với người khuyết tật, những dự án nhằm bảo vệ môi trường lần lượt xuất hiện. Giờ đây, chỉ hứa hẹn thành công là chưa đủ để khiến mọi người tự nguyện tham gia vào một công ty hay một dự án; mà cần phải cho tất cả mọi người cơ hội để cảm thấy họ là những thành viên chính thức của cộng đồng. Ngày nay, đạo đức doanh nghiệp và sự quan tâm đến nhân sự mang lại lợi ích cho thương hiệu, điều này cuối cùng làm tăng khả năng cạnh tranh và năng suất lao động của công ty. Và các chuyên gia có tầm nhìn xa lập luận rằng chính những khía cạnh vô hình này mới giúp chuyển hóa thành công nhanh chóng hơn.
 
 Bất kỳ người nào cũng có lúc gặp khó khăn. Chẳng ai miễn nhiễm với các vấn đề, kể cả các nhà đầu tư. Làm cách nào để một doanh nghiệp hiện đại đáp ứng các vấn đề cá nhân của người tham gia? Ví dụ: công việc bảo trì ở văn phòng hành chính có thể gây khó khăn - và SOLARGROUP, một doanh nghiệp luôn chăm sóc người dùng của mình, đã đưa ra khuyến mại khôi phục gói trả góp (tìm hiểu thêm về khuyến mại tại đây - https://clck.ru/bc9ik ). Công ty cũng luôn xem xét các yêu cầu riêng lẻ từ người dùng để tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục gói trả góp trong từng trường hợp cụ thể, nếu có tình huống bất trắc phát sinh. Đây là những công cụ mà doanh nghiệp có để hỗ trợ cho khách hàng. 
 
Để có được danh tiếng là công ty coi trọng mọi cá nhân không phải là một quá trình nhanh chóng. Và nó được tạo nên từ những điều nhỏ nhặt. Kết nối với khách hàng khi họ gặp khó khăn là một trong những "việc nhỏ" này. Bạn không thể chỉ tỏ ra nhân văn một lần rồi sau đó theo đuổi chính sách nặng tay trong suốt thời gian còn lại. Những người thường nói câu "kinh doanh là một môi trường tàn nhẫn" chính là những người ủng hộ cho sự tàn ác đó. Doanh nghiệp chính là con người. Và bộ mặt của nó sẽ phụ thuộc vào chính những người tham gia. Nếu tất cả thành viên trong nhóm đều chia sẻ các giá trị giống nhau thì mọi thứ sẽ dần thay đổi. Đầu tư cho con người hôm nay chính là đầu tư cho tương lai. Và điều này chắc chắn sẽ được đền đáp!