Tiết kiệm năng lượng trên bình diện thế giới: đâu là lối thoát cho cuộc khủng hoảng

Tiết kiệm năng lượng trên bình diện thế giới: đâu là lối thoát cho cuộc khủng hoảng

Thế giới đã bước vào lộ trình hướng tới việc tiêu thụ điện tiết kiệm và hợp lý hơn. Cuộc khủng hoảng năng lượng cấp bách ở châu Á và châu Òu, các vấn đề môi trường do khai thác và đốt cháy nhiên liệu gây ra, và sự phụ thuộc của các nền kinh tế quốc gia vào nhiên liệu hÓa thạch đang buộc các chính phủ phải xem xét lại chính sách năng lượng của họ.

Trung Quốc

Hơn 10 năm qua, một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu đã và đang thực hiện chương trình chính phủ nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải vào khí quyển. Một phần của chính sách này là khuyến khích sản xuất ô tô điện, nhờ đÓ mà Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này, chiếm khoảng 50% doanh số bán ô tô điện toàn cầu. Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu và phát triển được tài trợ, các khoản trợ cấp đã được áp dụng cho người mua và nhà sản xuất xe điện, và cơ sở hạ tầng trạm sạc đang được phát triển.

Đồng thời, sự thiếu hụt toàn cầu về than, vốn là nhiên liệu chính cho ngành công nghiệp Trung Quốc, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng sau thời gian giãn cách, đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết là đến các doanh nghiệp lớn. Một số nhà máy đã giảm mạnh hoặc đình chỉ hoàn toàn hoạt động, điều này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước phụ thuộc vào ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Ấn Độ

Quốc gia này cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng. Hàng trăm triệu công dân phải sống trong cảnh thiếu điện. Nhưng Ấn Độ cũng cÓ một vấn đề trường kỳ: các siêu đô thị của quốc gia này bị xem là một trong những nơi bẩn nhất trên thế giới nếu xét về mức độ khÓi bụi. Do đÓ, chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị một chương trình chuyển đổi từ xe động cơ diesel sang xe điện, cho phép người dân vay tiền mua ô tô điện mà không phải trả trước, và hoàn trả bằng số tiền mà bình thường họ sẽ dùng để mua xăng.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã phát triển luật bảo tồn năng lượng sâu rộng trong 50 năm qua. Những năm gần đây, công tác tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả và các nguồn năng lượng tái tạo đã được chÚ trọng hơn. Việc phát triển xe điện được khuyến khích và các tiêu chuẩn bắt buộc về hiệu quả năng lượng đối với các thiết bị điện gia dụng và thiết bị công nghiệp đã được ban hành ở cấp liên bang.

Nhật Bản

Nhật Bản cÓ các quỹ đặc biệt trong ngân sách quốc gia để thÚc đẩy nghiên cứu và phát triển lĩnh vực công nghệ tiết kiệm năng lượng. Chính phủ cung cấp các khoản trợ cấp và lợi ích để người dân mua các sản phẩm và thiết bị tiết kiệm năng lượng. Các doanh nghiệp công nghiệp được trao giải thưởng cho những thành tích xuất sắc trong việc tiết kiệm năng lượng và bị phạt các khoản tiền lớn nếu vi phạm luật liên quan đến vấn đề này.

Đức

Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt mục tiêu giảm lượng tiêu thụ năng lượng điện. Chính phủ Đức rất chÚ trọng đến việc nghiên cứu tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Nguồn cung nhà ở và công trình của các công ty công nghiệp luôn được cải thiện phù hợp với các yêu cầu về hiệu suất năng lượng hiện đại. Đến năm 2050, Đức cÓ kế hoạch đưa tất cả nhà ở tại quốc gia này đạt mức cân bằng năng lượng.

Rõ ràng là thế giới sẽ không thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu nếu không tiết kiệm năng lượng. Nhưng liệu chÚng ta cÓ thực sự phải đưa nhân loại quay trở lại thời điểm cách đây 100 năm và "sống dưới ánh nến", như hiện nay đang diễn ra ở một số khu vực của châu Á không?

Cách giải quyết là giới thiệu các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng hơn. Công nghệ cuộn dây quấn kết hợp “Slavyanka” là một trong số đÓ. Động cơ điện được thiết kế bằng cách áp dụng công nghệ này tương ứng với loại hiệu quả năng lượng IE1 về trọng lượng và kích thước, và với loại IE4 về hiệu quả chi phí. ChÚng cÓ khả năng giảm lượng tiêu thụ điện lên đến 40%. Động cơ với "Slavyanka" cÓ thể được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người. ĐÓ không phải là câu trả lời cho thách thức kinh tế và môi trường toàn cầu ngày nay sao?